Những điều cần biết về chất liệu da thật

Da là chất liệu khác quen thuộc được nhiều người sử dụng như giày da nam, thắt lưng, ví , túi xách, áo khoác, găng tay ... Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chất liệu da thuộc mình đang sử dụng. Dưới đây là những điều cần biết về da tự nhiên.

Da thật là gì?

Đầu tiên ta cần nắm được da thật là gì?
Da thật là da của con vật được nuôi để lấy da làm chất liệu đóng thành sản phẩm tiêu dùng. 
Thường da được lấy từ da trâu, bò, bê non, dê, ngựa, đà điểu, cá sấu, cừu, ...
Sản phẩm thường được làm từ da: giày dép, ví, thắt lưng, áo khoác, găng tay, ...
Các sản phẩm được làm từ da thật sẽ được ghi real leather, genuine leather, genuine leather, 100% leather…


Da thật sẽ phải trải qua một quá trình xử lý gọi là thuộc da, để da bóng đẹp hơn, và không bị mục theo thời gian. Sau đó sẽ được phủ lớp sơn để tạo độ bóng và màu sắc.

Đặc điểm và phân loại da tự nhiên

Da thật được chia làm 2 loại là da nguyên tấm và da vụn

Da nguyên tấm (top grain)

Một tấm da có nhiều lớp. Da nguyên tấm (top grain) là da lớp trên cùng của bộ da, đây là lớp da đẹp nhất của tấm da, có độ dày khoảng 1 - 1.5mm. Độ dày của tấm da phụ thuộc vào độ tuổi và loại động vật lấy da.

Loại da này lại được chia làm 2 loại: da nguyên trạng full grain và da điều chỉnh (corrected grain). 
  • Da nguyên trạng là da ở trạng thái tự nhiên, không qua điểu chỉnh hạt da.
  • Da điểu chỉnh là da được tác động bề mặt, để làm giảm các vết xước, và làm nổi để phát triển các hiệu ứng.
Vì da điều chỉnh có bề mặt chống trầy xước nên dễ lau chùi vì vậy được ưa chuộng hơn da nguyên trạng.

Đặc điểm của loại da này rất bền, càng đi càng mềm, và không bị nổ da.
Khi sử dụng loại da nguyên tấm, bạn cần tránh để bề mặt da bị ma sát nhiều, nhất là ở các góc để đảm bảo độ bền.

Da tách lớp và phủ (da 2 lớp)

Đây là loại da ở lớp dưới lớp trên cùng, thường được dùng làm da lộn, hoặc da tách lớp và phủ bề mặt. 
Đối với da tách lớp và phủ bề mặt (coatedsplit) thì nó thường cứng, kém bền, do lớp da thật và lớp phủ ngoài có độ giãn nở khác nhau nên sau một thời gian sẽ bị bong tróc, gãy nếp. Vì vậy độ bền của loại da này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của lớp phủ bề mặt da. Ứng dụng của loại da này là làm túi xách, bởi có form cứng, hộp rất thời trang.

Ngoài ra, loại da này có thể chế tác tạo vân da hay lỗ chân lông, tuy nhiên sẽ không thể tự nhiên như da nguyên tấm, mà cứng hơn, bề mặt da đồng đều không tự nhiên, độ đàn hội cũng kém hơn.

Nghe như vậy, thì có vẻ thật khó để phân biệt loại da tách lớp và phủ với loại giả da khi mua hàng? 
Bạn đừng lo. Da tự nhiên bao giờ cũng khác với da giả. Như về màu sắc, cảm giác giữa các vị trí của da cũng sẽ khác nhau.

Các loại da thật trên từng loài động vật

Da lợn

Đặc điểm: lỗ chân lông tròn, thô, hơi nghiêng, cứ 3 lỗ chụm lại với nhau, bề mặt có nhiều tam giác nhỏ cứng, phẳng, rắn.
Ứng dụng: thường dùng làm giày dép da, vali và túi

Dabò, da trâu

Đặc điểm: 
Da bò có lỗ chân lông hình tròn, thẳng, không khít lại với nhau, và phân bố đều.
Da trâu có lỗi chân lông to hơn, số lỗ ít hơn, mềm nhão hơn da bò, không mịn đẹp bằng da bò.
Ứng dụng : làm giày tây nam công sở

Da ngựa

Đặc điểm: lỗ chân lông hình bầu dục, không rõ ràng, to hơn lỗ chân lông da bò, sắp xếp có quy tắc, trên mặt xốp mềm, tối màu. 
Ứng dụng: vali, túi.

Da dê (sơn dương)

Đặc điểm: bề mặt có đường vân hình vòng cung có 2 - 4 lỗ chân lông to, xung quanh có các lỗ nhỏ. Mặt da trông mịn, thớ chặt, sờ vào thấy dẻo. 
Ứng dụng: bao tay, túi xách, đồ mặc đi săn.

Da cừu

Đặc điểm: mỏng, mềm, lỗ chân lông nhỏ li ti và có hình bầu dục, cứ mấy lỗ kết hợp với nhau thành hàng dài, phân bố đều khắp. 
Ứng dụng: túi xách

Da cá sấu

Đặc điểm: gỗ ghề, cấu tạo bề mặt da không đồng nhất, đây chính là "giá trị vàng "của da cá sấu.
Ứng dụng: làm đồ da cao cấp như thắt lưng, ví da, ...

Dù là da thật, nhưng nếu muốn dùng bền lâu, thì bạn cần biết cách chăm sóc cho đôi giày của mình.


Trên đây là những điều cần biết về da thật, da tự nhiên, da thuộc. Giờ thì bạn đã tự tin nhận biết chất liệu da bạn đang sử dụng chưa? 

Popular Posts